(Xây dựng) - Nói đến Thất sơn hùng vĩ nhiều du khách nghĩ đến Thiên Cấm Sơn - Núi Cấm, huyền bí. Nơi đó, có chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kỷ lục Guinness Việt Nam, là nơi có nhiều động, điện huyền bí. Khu du lịch Núi Cấm đã được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long”. Hàng năm, có khoảng 1 triệu du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch Núi Cấm.Nhiều du khách thích thú chụp ảnh với tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm.Thiên Cấm Sơn có tên gọi dân dã là Núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn-Bảy Núi mà người dân nơi đây còn gọi vui là “nóc nhà” Đồng bằng sông Cửu Long, vì nơi đây cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi Thiên Cấm Sơn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, trốn lên đây và ra lệnh cấm không cho bất cứ người là nào lên núi. Tuy nhiên, xa xưa hơn nữa tên Núi Cấm đã xuất hiện, vì nơi đây ít ai dám đến núi non hiểm trở, âm u, nhiều thú dữ cùng với những câu chuyện về các nhân vật siêu hình ngự trị trên các chóp núi…Chuyện hư thực Núi Cấm xưa kia không biết thế nào nhưng ngày nay mọi người biết Núi Cấm cao 716m, dài khoảng 7.500m, ngang độ 6.800m, trải dài trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ vồ Bồ Hong, đỉnh cao nhất của Núi Cấm nhìn xuống khu vực chùa Phật Lớn như một lòng chảo khổng lồ được bao quanh bởi các núi chập chùng gọi là vồ Đầu, vồ Pháo Binh, vồ Bà, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Sân Tiên, vồ Thiên Tuế…Chùa Vạn Linh trên Núi Cấm.Núi Cấm bây giờ không còn hoang vu như kia nữa mà đã được đầu tư mở đường cho du khách lên đỉnh hành hương, tham quan chiêm bái các chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và chụp ảnh lưu niệm với tượng Phật Di Lặc to lớn vui cười, hay khám phá hồ Thủy Liêm… Du khách có thể trải nghiệm khám phá các động, điện, tắm suối, leo núi. Núi Cấm vừa có danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và là nơi tín ngưỡng tâm linh, sinh thái, cùng những đặc sản rừng núi như: bánh xèo như: Măng tre núi ăn cùng rau rừng, cua, ốc núi là món ăn dân dã của Núi Cấm nhưng hương vị đậm đà khó nơi nào có được đã thu hút nhiều du khách.Ông Guillaume Van Grinsyen - chuyên gia cao cấp của Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan-PUM đã có nhiều nghiên cứu về du lịch An Giang cho rằng, có 4 sản phẩm cốt lõi tiềm năng mang tầm quốc gia hoặc quốc tế để phát triển du lịch An Giang, là: Châu Đốc với quần thể chùa ở Núi Sam; giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của Núi Cấm; Khu di tích văn hóa Óc Eo; và cuối cùng là rừng tràm Trà Sư.Tại Hội nghi xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, ông Guillaume Van Grinsyen đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phát triển Núi Cấm thành “Công viên tôn giáo quốc tế” để hình thành một điểm đến quốc tế của An Giang. “Chánh niệm (Mindfulness) - sự an yên về tâm trí, là một khái niệm đang rất phố biến toàn cầu. Đó là một khái niệm Phật giáo nhưng rất ít người biết được điều này bắt nguồn từ Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm ngàn khách Tây “ba-lô” và khách du lịch khắp Đông Nam Á, tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí và xem Chánh niệm là một phương pháp rèn luyện quan trọng. Hiện nay, khách dành phần lớn thời gian ở Ấn Độ hoặc Thái Lan, Campuchia là điểm đến của cộng đồng tôn giáo, thiền viện. Họ di chuyển từ hành Campuchia đến Thành phố Hồ Chí Minh, ngang qua An Giang mà không dừng lại. Đây là cơ hội để kết hợp truyền thống với những giá trị tôn giáo từ hàng thế kỷ nay cùng khái niệm bình yên của người Việt: Chánh niệm”.Chuyện Núi Cấm trở thành “Công viên tôn giáo quốc tế” không biết khi nào nhưng bây giờ Núi Cấm đã là điểm đến trọng điểm của du lịch An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư: các khu vui chơi giải trí cáp treo, hồ tạo sóng, công viên nước, nhà hàng, khách sạn… Du khách có thể đi cáp treo trên đỉnh Núi Cấm để tận mắt cảm nhận được rừng núi Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí như thế nào? Hay muốn tìm cảm giác leo núi bằng “xe ôm” len lỏi qua núi rừng lên đỉnh Núi Cấm để ngắm nhìn Phật Di Lặc vui cười thì sẽ quên những mệt nhọc hành trình leo núi. Từ trên đỉnh núi đưa tầm mắt nhìn xuống những cánh đồng lúa chín như bức tranh đồng quê tuyệt đẹp.Du khách thích đi cáp treo để được tận mắt nhìn được Núi Cấm hùng vĩ.Theo chân Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Ngô Hồng Phúc - Phó giám đốc Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm phấn khởi báo cáo cho biết: “Hiện nay, có 02 doanh nghiệp đầu tư khai thác Khu du lịch Núi Cấm là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang và Công ty Cổ phần du lịch An Giang. Hàng ngày, cáp treo Núi Cấm đón 1000-2000 lượt khách đi cáp treo tham quan Núi Cấm. Trong 6 tháng đấu năm 2022, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 550.000 lượt khách tham quan, du lịch, cao hơn gấp đôi năm 2021 (xảy ra dịch bệnh Covid-19). Khu du lịch Núi Cấm đã khoác “chiếc áo mới” đường giao thông rộng mở, các khu vui chơi đã đầu tư bài bản, cảnh quan được chăm chút hơn”.Ông Ngô Hồng Phúc cho biết tương lai Khu du lịch Núi Cấm sẽ tiếp tục được đầu tư để phát triển Khu du lịch Núi Cấm thành những sản phẩm du lịch độc đáo như: du lịch tâm linh, khám phá, nghỉ dưỡng là điểm du lịch trọng tâm của du lịch tỉnh An Giang.Công viên nước Núi Cấm.Sau khi khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: “Khu du lịch Núi Cấm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu du khách. Tăng cường hợp tác với các đơn trong và ngoài nước và tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch để Khu du lịch Núi Cấm được nhiều du khách biết đến và đến tham quan, khám phá, trải nghiệm”.Huỳnh Biển(Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/kham-pha-huyen-bi-thien-cam-son-335169.html)
(Xây dựng) – Đoàn Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long) do ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm Trưởng đoàn vừa tổ chức Đoàn khảo sát, thẩm định “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” tại tỉnh Bạc Liêu, mở đầu cho kế hoạch khảo sát, thẩm định “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2022” cho các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.Thuyết minh viên thuyết minh về cuộc đời nhạc sỹ Cao Văn Lầu.Tại Bạc Liêu, Đoàn đã khảo sát, thẩm định 10 điểm (Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Hùng Vương, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu, Khu nhà công tử Bạc Liêu, Khách sạn Sài Gòn - Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, Khu điện gió Bạc Liêu, Quán âm Phật Đài, Khu du lịch Nhà Mát), trong đó đã có 09 điểm đã được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL bình chọn là “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL”, có 01 điểm mới là chùa Xiêm Cán.Qua khảo sát 10 điểm tại tỉnh Bạc Liêu, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đánh giá: “Về điều kiện chung của các điểm (So với Tiêu chí bình chọn điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL ngày 12/6/2020, của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL) hầu hết, đã đạt tiêu chuẩn 5/5.Các điểm “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” đã và đang thực hiện tốt tiêu chí, cố gắng thực hiện tốt hơn nữa. Các điểm “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” chưa thực hiện tốt tiêu chí, phải khắc phục và phấn đấu ngày càng tốt hơn. “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” có ý nghĩa rất quan trọng, cần thiết khi được công nhận, được quảng bá, tuyên truyền giới thiệu trên trang thông tin điện tử của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL”, được kết nối với các đơn vị lữ hành trong mọi hoạt động, tham gia họp mặt “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” định kỳ trong thời gian tới…”.Theo kế hoạch năm 2022, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL sẽ khảo sát, thẩm định 36 điểm, trong đó, có 06 điểm mới, tại 9 tỉnh, thành ĐBSCL để bình chọn “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2022”. Trong đó, Bạc Liêu 10 điểm, Tiền Giang 01 điểm, Bến Tre 05 điểm, An Giang 01 điểm, Đồng Tháp 04 điểm, Kiên Giang 04, Trà Vinh 02 điểm, Vĩnh Long 03 điểm, Cần Thơ 06 điểm.Theo tiêu chí “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” trong 3 năm “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” được khảo sát, thẩm định, bình chọn lại. Điểm nào không còn đạt tiêu chí “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” sẽ không được tái bình chọn. “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” có điều kiện chung là: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn; Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do địa phương và Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phát động; Doanh nghiệp phải là Hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL.Chùa Xiêm Cán.Các loại hình “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” là: Điểm du lịch tổng hợp (tối thiểu từ 2ha trở lên, có lượng khách đến tham quan hàng năm từ 100.000 lượt trở lên, có ít nhất 10 loại dịch vụ, có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, cán bộ quản lý qua đào tạo, bồi dưỡng các cấp từ 70% trở lên, nhân viên phục vụ qua đào tạo từ 30% trở lên, có thuyết minh viên đã qua đào tạo theo quy định Luật Du lịch. Điểm du lịch văn hóa-lịch sử, sinh thái, công trình công cộng… có số lượng khách tham quan hàng năm tử 30.000 lượt trở lên; kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật; có thuyết minh viên điểm đến. Đối với các điểm du lịch nghĩ dưỡng và các loại hình lưu trú phải xếp hạng từ 3 sao trở lên; công suất phòng đạt bình quân từ 70% trở lên; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý phải qua đào tạo các cấp từ 80% trở lên, nhân viên phục vụ 70%, trong đó 20% có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Đối với các điểm phục vụ du lịch khác như: làng nghề truyền thống, cơ sở ẩm thực… có số lượng khác đến tham quan hàng năm từ 30.000 lượt trở lên; Đối với các cơ sở ẩm thực phải đạt doanh thu tối thiểu từ 05 tỷ đồng/năm; Kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật.Huỳnh Biển(Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/khao-sat-tham-dinh-diem-du-lich-tieu-bieu-dong-bang-song-cuu-long-2022-334609.html)
Tạp chí chuyên về du lịch The Travel của Canada gợi ý khách Tây ghé thăm đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí cho rằng, nơi được mệnh danh là “vựa lúa” của Việt Nam là một điểm đến lý tưởng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, đẹp hoang sơ với các kênh nước nhiệt đới, rừng ngập mặn, cánh đồng lúa và chợ nổi.Một trong những trải nghiệm hấp dẫn nhất để du khách khám phá lối sống địa phương là ghé thăm các khu chợ nổi nhộn nhịp của khu vực. Truyền thống bán hàng trên chợ đã có từ nhiều thế kỷ trước. Tại đây, khách có thể mua trái cây tươi ngon, hoa, thực phẩm sống và nhiều thứ khác. Năm khu chợ nổi tiếng, được nhiều khách tham quan bao gồm Cái Răng, Cái Bè, Phong Điền, Ngã Năm và Long Xuyên. Cái Răng và Cái Bè là hai chợ dễ tham quan. Để tận hưởng không khí nhộn nhịp nhất, du khách nên tham quan chợ vào sáng sớm.Với sự pha trộn hấp dẫn giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, ngôi chùa Vĩnh Tràng 150 năm tuổi ở Mỹ Tho, Tiền Giang là địa điểm hấp dẫn. Đây là một di tích văn hóa tráng lệ được bao quanh bởi một loạt các khu vườn được trang trí công phu đầy mê hoặc với bốn khu nối liền với nhau và 5 tòa nhà, 60 bức tượng, 178 cây cột và một quả chuông cổ có niên đại từ năm 1854. Chùa còn trưng bày những bức tranh ghép thể hiện những câu chuyện về thiên nhiên và văn hóa dân gian, cũng như 18 vị La Hán được chạm khắc từ gỗ mít.Làng nổi Tân Lập là một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam được du khách khó tính ghé thăm do không bị ảnh hưởng bởi thế giới du lịch phát triển theo hướng công nghiệp. Du khách có thể dễ dàng ghé thăm nơi đây từ TP HCM trong chuyến đi một ngày do chỉ cách khoảng 2 giờ di chuyển bằng ôtô. Tại đây, du khách có những trải nghiệm như đi thuyền băng qua rừng ngập mặn, khám phá hệ thực vật phong phú, tận hưởng những bóng râm từ các tán cây nhiệt đới cao, ẩn náu khỏi ánh nắng oi ả của miền Tây.Đi du thuyền khắp các con sông tại đồng bằng sông Cửu Long là một trải nghiệm được The Travel gợi ý. Dành phần lớn thời gian trên thuyền, du khách sẽ hiểu hơn cuộc sống hoàn toàn xoay quanh những con sông của người dân địa phương. Chi phí khoảng vài trăm USD một khách, nhiều du thuyền có thể dưa khách đi xa hơn, đến Phnom Penh hay Siem Reap, Campuchia. Trải nghiệm bình dân hơn là khám phá miền sông nước trên những con xuồng tam bản. Lướt qua những khu rừng ngập mặn màu ngọc lục bảo để đến nhiều điểm du lịch khác nhau, thời gian như trôi chậm hơn khi du khách có thể khám phá cảm giác yên bình và tĩnh lặng, cách xa sự ồn ào của nơi thành thị. Chỉ với vài USD, ba đến bốn người trên một chiếc thuyền tam bản có thể khám phá một số địa điểm nổi tiếng như rừng tràm Trà Sư, An Giang, đầm Thị Tường, Cà Mau và cù lao Thới Sơn, Bến Tre.Thăm các ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh là trải nghiệm không thể bỏ qua. Trà Vinh cũng là nơi có lượng người Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước. Trà Vinh có khoảng 140 ngôi chùa Khmer nằm rải rác. Ngôi chùa được gợi ý tham quan là chùa Hang hay chùa Kompong Chray.The Travel ca ngợi ẩm thực Việt Nam nói chung. Vì vậy, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm khám phá ẩm thực khi ghé thăm đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều món kích thích vị giác đáng thử, bao gồm bún riêu, bánh pía, bánh xèo, hủ tiếu... Đuông dừa là món ăn mà tạp chí ví là "dành cho những du khách dũng cảm nhất". Hoa đóng vai trò quan trọng trong các món ăn của miền Tây, cũng là điểm khiến ẩm thực nơi đây khác biệt.Trải nghiệm ăn trái cây, hái ngay tại vườn là điều không thể bỏ qua khi đến miền Tây. Vườn trái cây Cái Bè chuyên nhãn, mít, quýt, ổi, chôm chôm... Trong đó, thanh long là loại trái cây nhiều khách Tây yêu thích, nổi tiếng ở tỉnh Long An, có những biến tấu màu hồng hay vàng tươi. Khách yêu thích xoài không nên bỏ lỡ trải nghiệm tại vườn xoài cát Hoà Lộc ở Tiền GiangNgắm chim tại rừng tràm Trà Sư ở Châu Đốc, An Giang là trải nghiệm đặc biệt với những người yêu thiên nhiên và nhiếp ảnh gia. Du khách đắm mình trong bài hát của hơn 70 loài chim. Du khách chỉ được tham quan một phần trong khu bảo tồn để bảo đảm không gian an toàn cho quần thể chim. Tháng 8 đến 11 là thời điểm tốt nhất để tham quan khi mực nước ở mức cao nhất, thuận lợi cho các loài chim.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa mới ký ban hành Kế hoạch số: 322/KH-UBND Triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021 – 2025. Theo Kế hoạch tỉnh Đồng Tháp sẽ triển khai các nội dung cần thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm cùng nhau thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết vùng theo Kế hoạch số 2080/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.Đó là giới thiệu, quảng bá các điểm đến du lịch Đồng Tháp trên cơ sở liên kết, hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL hình thành các tour liên vùng. Thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, đồng thời phát triển thương hiệu du lịch Đồng Tháp gắn với thương hiệu du lịch vùng. Trên cơ sở liên kết phát triển du lịch tạo sự lan toả liên kết trên tất cả các lĩnh vực.Theo đó, lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, nổi trội của tỉnh Đồng Tháp chuyển đến Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đưa vào Kế hoạch triển khai liên kết. Định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh kết nối với các doanh nghiệp 13 địa phương trong việc xây dựng tour, tuyến du lịch; hợp tác xây dựng chuỗi liên kết các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, vận chuyển và phát triển các sản phẩm, chương trình du lịch chuyên đề.Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và các Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch các địa phương tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ các địa phương trong liên kết xây dựng, chào bán sản phẩm du lịch trong vùng và mở rộng ra các vùng khác.Thường xuyên trao đổi thông tin về các sản phẩm du lịch, kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Đồng Tháp phù hợp với liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Thường xuyên đăng tải các thông tin quảng bá các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh trong liên kết.Phối hợp xây dựng thương hiệu du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; liên kết thực hiện các chương trình khảo sát, Famtrip, Presstrip để quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp cũng như các sản phẩm liên kết.Đăng tải các thông tin về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch mới, các tour du lịch của các địa phương trên trang thông tin điện tử Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp và Cổng thông tin du lịch thông minh. Liên kết website giữa 14 địa phương để hỗ trợ quảng bá du lịch. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư trong việc hợp tác với các bộ phận phụ trách công tác xúc tiến du lịch các địa phương phối hợp các Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Tổ chức đánh giá chất lượng các khu, điểm du lịch, cơ sơ lưu trú du lịch, cơ sở ăn uống và mua sắm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia. Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đào tạo nâng cao trình độ quản lý tại các cơ sở du lịch theo chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn của các địa phương.Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư chủ động chuẩn bị các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Đồng Tháp trên lĩnh vực du lịch, chuẩn bị danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực du lịch làm tài liệu làm việc với các đối tác, nhà đầu tư tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại tỉnh hoặc khi đến tỉnh làm việc, tìm hiểu cơ hội đầu tư.Phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan của 13 tỉnh, thành ĐBSCL chủ động lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng và các dự án trọng điểm về phát triển du lịch để cùng tham gia giới thiệu, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong liên kết kêu gọi, tiếp xúc với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư lĩnh vực du lịch. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của Tỉnh, phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và cơ quan phụ trách du lịch 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham mưu UBND Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại địa phương trong liên kết. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tham gia diễn đàn xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch liên kết.Trao đổi, cung cấp thông tin về hạ tầng du lịch, giao thông và các dịch vụ với các tỉnh, thành phố trong liên kết; thúc đẩy, phát huy lợi thế về hạ tầng giao thông hiện có để phát triển liên kết, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), thành phố Cần Thơ (sân bay quốc tế Cần Thơ), tỉnh Kiên Giang (sân bay quốc tế Phú Quốc)…Theo Kế hoạch cuối năm 2021, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức các sự kiện: Diễn đàn kết nối du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL lần 2 năm 2021 tại Đồng Tháp; Hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2021, triển khai nhiệm vụ phương hướng năm 2022; Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khảo sát, đánh giá, góp ý và đề xuất phát triển các chương trình du lịch liên kết các tỉnh, thành trên tuyến du lịch mới Sắc màu vùng biên (TP. Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang)… Huỳnh BiểnDu khách thích trải nghiệm khám phá Làng hoa Sa ĐécDu khách nước ngoài thích thú chụp ảnh đổ bánh xèo Khu di tích Xẻo Quýt
Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, Chính phủ đã quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.Với mục tiêu góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động. Hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động.(1) Đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ bằng tiền với điều kiện: (i) Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên). (ii) Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.Mức hỗ trợ cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:- Dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.- Từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.- Từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.- Từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.- Từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.- Từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.(2) Đối với người sử dụng lao động, được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong vòng 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.Điều kiện để được hỗ trợ là người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn. Đồng thời đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.(Trần Linh)
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02/6/2021 về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 3) cho các khách hàng sử dụng điện.Tiếp tục chia sẻ với những khó khăn của khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch bị ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống COVID-19, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3.Ngày 03/6/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3163/BCT-ĐTĐL gửi Sở Công thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đợt 3.Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện bao gồm: (1) cơ sở lưu trú du lịch; (2) các cơ sở cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19; (3) cơ sở y tế đang được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nghiễm, đã nhiễm COVID-19, cụ thể như sau:Giảm giá bán điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất cho các cơ sở lưu trú du lịch theo Quy định tại Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản có liên quan.Giảm tiền điện (giá trị trước thuế) trực tiếp cho các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 không thu phí, mua điện từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực việt Nam và các đơn vị bán lẻ điện; trong đó: - Giảm 100% tiền điện cho các cơ sở đang thực hiện làm nơi cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19.- Giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế đang được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nghiễm, đã nhiễm COVID-19.- Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có thu phí cách ly y tế tập trung theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/2/2021 về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số cơ chế đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.Thời gian hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là 7 tháng, kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 đến kỳ hóa đơn tiền điện tháng 12/2021. Sau thời gian giảm giá điện, giảm tiền điện, việc áp dụng giá bán điện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT hoặc quy định khác thay thế.Như vậy đây là lần thứ 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch, cho các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.Mặc dù EVN cũng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 nhưng trên tinh thần tích cực hỗ trợ, chia sẻ với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng sử dụng điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh, tạo động lực để các cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục duy trì hoạt động, vượt qua giai đoạn khó khăn, cùng chung tay chiến thắng dịch bệnh COVID-19./.(Trần Linh)
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/3/2021, Vietravel Airlines chính thức khai trương Hệ thống Phòng vé chính hãng trên toàn quốc. Mạng lưới phòng vé đồng loạt đi vào hoạt động cùng đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm sẽ hỗ trợ hành khách một cách nhanh chóng, thuận tiện và chu đáo nhất.Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại, du lịch của khách hàng, đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái trong chiến lược kinh doanh của Vietravel Holdings, ngày 12/3/2021, Vietravel Airlines chính thức khai trương Hệ thống phòng vé chính hãng trên toàn quốc. Các phòng vé sẽ tích hợp với hơn 40 văn phòng, chi nhánh hiện hữu của Vietravel, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách có nhu cầu mua riêng lẻ vé máy bay Vietravel Airlines. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đặt tour trọn gói hoặc gói dịch vụ bao gồm vé máy bay Vietravel Airlines & khách sạn với mức ưu đãi tốt nhất từ Vietravel. Với mạng lưới phòng vé rộng khắp cả nước, giờ đây khách hàng có thêm lựa chọn, và thuận tiện hơn khi đặt vé máy bay của Hãng hàng không du lịch đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, quý khách cũng có thể dễ dàng mua vé thông qua website www.vietravelairlines.com và www.travel.com.vn/ hoặc gọi tổng đài: 1900 6686/1900 1839 (24/7) để đặt vé nhanh nhất.Việc thành lập Hệ thống Phòng bán vé máy bay là bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của Vietravel và Vietravel Airlines nhằm hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7 từ việc mua vé, chuyển đổi, hoàn vé, đăng ký các dịch vụ đi kèm trên chuyến bay, xử lý vấn đề phát sinh hay việc tạo lập tài khoản hội viên...Vietravel Airlines là hãng hàng không thương mại mở bán tất cả loại vé trên thị trường nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng muốn trải nghiệm những miền đất mới với giá vé tốt nhất và chất lượng đảm bảo. Ông Vũ Đức Biên - Tổng Giám đốc Vietravel Airlines chia sẻ: “Vietravel Airlines mở Hệ thống Phòng bán vé chính hãng với 40 chi nhánh, văn phòng trên toàn quốc là sự cam kết đảm bảo chất lượng cho tất cả khách hàng cũng như mang đến nhiều giá trị gia tăng, hỗ trợ khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Đây sẽ là tiền đề để Vietravel Airlines mở rộng thêm mạng lưới bay nội địa trên toàn quốc trong năm 2021 và đồng thời chuẩn bị hướng tới các đường bay quốc tế, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu di chuyển và du lịch của khách hàng.” Hiện tại Vietravel Airlines đang triển khai các đường bay thường lệ từ TP.HCM đến Hà Nội | Đà Nẵng|Phú Quốc và Đà Lạt, từ Hà Nội đến Đà Nẵng với các khung giờ bay khá đẹp trong ngày. Trước đó, vào ngày 5/3/2021, Hãng cũng đã chính thức khai trương đường bay thường lệ nối liền TP.Hồ Chí Minh và Đà Lạt với giá chỉ 26.000 đồng/lượt (chưa bao gồm thuế, phí). Việc ra mắt đường bay mới này đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng tích cực của khách hàng khi Đà Lạt đang là điểm đến “hot” và an toàn nhất hiện nay. Chào mừng Vietravel Airlines chính thức khai trương đường bay mới này, Công ty Du lịch Vietravel cũng đã mở bán tour trọn gói Đà Lạt - Bay cùng Vietravel Airlines (3 ngày) với giá chỉ 2.29 triệu, và bộ dịch vụ Vé máy bay & khách sạn từ 3* - 5* với giá từ 990.000 đồng.Ngoài ra, dựa vào các slot bay đến các điểm du lịch trọng điểm của Vietravel Airlines, Vietravel sẽ xây dựng các sản phẩm tour trọn gói hay gói dịch vụ bao gồm vé máy bay và khách sạn đi kèm với mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng. Trong tháng 3 này, hành khách bay cùng Vietravel Airlines cũng được nhận các ưu đãi hấp dẫn như: Tặng 20kg hành lý ký gửi trên toàn bộ mạng bay, tặng voucher 100.000 VND khi khách hàng mua vé qua website www.vietravelairlines.com. Đặc biệt, khi quý khách đến đặt vé máy bay tại các Phòng bán vé Vietravel Airlines trong tuần lễ khai trương từ 12/3 đến 20/3/2021 sẽ nhận ngay một bộ Gel sát khuẩn xinh xắn và tiện lợi từ Lifebuoy.Sự ra đời của Vietravel Airlines là mảnh ghép hoàn chỉnh trong hệ sinh thái của Vietravel Holdings - Thương hiệu Quốc gia hàng đầu về Lữ hành. Giờ đây, doanh nghiệp tiếp tục sứ mệnh “Nâng tầm giá trị cuộc sống” và kiến tạo nên hệ sinh thái lữ hành - hàng không - dịch vụ hoàn chỉnh nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Đây như một lời cam kết khẳng định vị thế doanh nghiệp luôn đồng hành cùng sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, chắp cánh thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.PHÒNG TRUYỀN THÔNG190 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCMTel: (028) 38 668 999Website: www.travel.com.vn
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Ngày 29/01/2021, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản số 116/UBND-KGVX về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống địch Covid-19.Cơ sở cách ly tại Hà TiênTheo đó, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn: (1) Khẩn trương rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chông dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tê, trường học, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người. (2) Tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tạm dừng các chuyến thăm quan, du lịch, thăm thân và những công việc không cần thiết khác đên các tỉnh thành đang có dịch bệnh (Hải Dương, Quảng Ninh và các địa phương khác theo thông báo của Bộ Y tế). (3) Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp về đeo khẩu trang, hạn chê tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng: Công viên, quảng trường, chợ, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, cơ sở sản xuất, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng, các cơ sở khám chữa bệnh; khuyến khích, động viên người nhà, người thân đi lao động trong vùng có dịch ở lại ăn tết, không về nước trong thời gian này. (4) Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, tuyên truyền sâu rộng, thông tin kịp thời về tình hình diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp, để các ngành, các cấp cùng toàn thể Nhân dân được biết và chủ động thực hiện; tuyệt đối không để xuất hiện tư tưởng, tâm lý, biểu hiện chủ quan lơ là. (5) Tiếp tục thực hiện nghiêm Công văn số 19/UBND-KGVX ngày 07/01/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.Riêng ngành Du lịch tập trung chỉ đạo các công ty du lịch, khách sạn, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chông dịch Covid-19; năm băt tình hình sức khỏe hàng ngày, lịch trình của du khách và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế hoặc chính quyền nếu phát hiện du khách nghi ngờ bị mắc bệnh (đặc biệt là khách du lịch đến từ vùng dịch). Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.Trước đó, Sở Du lịch cũng đã ban hành liên tiếp các văn bản chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo các hoạt động du lịch gắng với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.Trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp du lịch:Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn, khuyến nghị của ngành y tế. Thực hiện tốt Thông điệp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung đông người – Khai báo y tế” để giữ an toàn cho mình và xã hội.Yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch tích cực tham gia, đăng ký và khai báo an toàn COVID-19 hàng ngày theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của BVHTTDL tại Công văn số 4159/BVHTTDL-TCDL ngày 9/12/2020 để đảm bảo việc kết nối với hệ thống an toàn COVID quốc gia.Đối với Phòng Văn hóa và Thông tin các địa phương:Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu, hướng dẫn, khuyến nghị của ngành y tế.Yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn quản lý tích cực tham gia, đăng ký và khai báo an toàn COVID-19 hàng ngày theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của BVHTTDL tại Công văn số 4159/BVHTTDL-TCDL ngày 9/12/2020 để đảm bảo việc kết nối với hệ thống an toàn COVID quốc gia.Tổ chức trực ban nghiêm túc, giải quyết kịp thời các vướng mắc, sự cố phát sinh liên quan đến tình hình dịch bệnh, an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn quản lý. Ngăn ngừa chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, những hành vi làm giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tùy tiện tăng giá, hủy hoại môi trường, các tệ nạn xã hội khác và kiên quyết có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm.(Trần Linh)
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3848/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2020 về việc công bố tiêu chuẩn gia TCVN 13186:2020 Du lịch MICE - Yêu cầu về địa điểm tổ chức MICE trong khách sạn.Tiêu chuẩn TCVN 13186:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu ASEAN MICE Venue Standard category Meeting room for Hotel, do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. MICE là từ viết tắt của hội họp (Meeting), khuyến thưởng (Incentive), hội nghị/hội thảo (Convention/Conference), và sự kiện/triển lãm (Event/Exhibition).Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá về địa điểm tổ chức MICE trong khách sạn, cụ thể như sau:Về cơ sở vật chất (P - Physical Setting) bao gồm: Phòng họp, tiền sảnh, khu vực tiếp tân, khu vực đăng ký, khu vực chờ, phòng giải lao, trung tâm báo chí truyền thông, khu vực ăn uống, khu vực công cộng và cơ sở vật chất khác phục vụ tổ chức hoạt động MICE và bảo đảm an ninh, an toàn, ứng phó khẩn cấp.Về hệ thống kỹ thuật (T - Technology) bao gồm: hệ thống âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, thiết bị nghe nhìn, hệ thống điện, cung cấp năng lượng, điều hòa không khí, hệ thống Internet-Wifi. Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ cho dịch vụ văn phòng và phiên dịch.Về dịch vụ (S - Service): hoạt động phục vụ hội họp, khen thưởng, hội nghị/hội thảo, sự kiện/triển lãm gắn với quy trình thực hiện dịch vụ, đánh giá chất lượng của đội ngũ nhân viên trong việc tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phát triển du lịch bền vững.Phương pháp đánh giá: đánh giá theo phương pháp chuyên gia, trên cơ sở các yêu cầu của từng tiêu chí, chuyên gia thực hiện đánh giá tại chỗ, với các hoạt động kiểm tra kết hợp với phỏng vấn và xem xét hồ sơ tài liệu. Các yêu cầu có tổng điểm tối đa là 165 điểm. Tổng số điểm tối đa nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất là 96 điểm. Tổng số điểm tối đa nhóm tiêu chí về hệ thống kỹ thuật là З0 điểm. Tổng số điểm tối đa nhóm tiêu chí về dịch vụ là З9 điểm.Mỗi mức độ yêu cầu được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 3 điểm, Khách sạn được xác định là đạt yêu cầu về địa điểm tổ chức MICE khi tổng điểm đạt từ 76%, tương đương 124/165 điểm trở lên và số điểm của mỗi nhóm tiêu chí đạt trên 60%, tương đương 49/96 điểm trở lên đối với nhóm cơ sở vật chất, 16/30 điểm trở lên đối với nhóm kỹ thuật và 20/39 điểm trở lên đối với nhóm dịch vụ.(Trần Linh)
Trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Tháp, chiều ngày 22/01/2021, tại Thành phố Sa Đéc, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2020.Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đại diện lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở Du lịch/Sở VHTTDL 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành…Năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của các địa phương trong việc triển khai Thỏa thuận hợp tác, hoạt động du lịch của 14 địa phương liên kết đã đạt được một số kết quả rất đáng trân trọng. Các địa phương đã thống nhất thành lập Hội đồng Vùng liên kết phát triển du lịch, xây dựng Quy chế và kế hoạch hoạt động để triển khai thực hiện; phối hợp triển khai các nội dung kích cầu du lịch nội địa, chính sách kích cầu kép.Đặc biệt, các địa phương đã phối hợp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch chung quảng bá giới thiệu du lịch Vùng với (1) Tầm nhìn - trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn nhất cả nước và khu vực, và là động lực kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc gia; (2) Sứ mệnh - Hợp tác nhằm thúc đẩy du lịch phát triển của vùng và các tỉnh/thành thành viên thông qua liên kết tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng cho du khách trong nước và quốc tế. (3) Giá trị cốt lõi - Đa dạng, độc đáo, hài hòa, bền vững; (4) Giá trị bản sắc thương hiệu - An toàn, thân thiện, ngọt ngào, mến khách, văn minh, sắc màu, sống động.Nhìn chung, công tác triển khai nội dung Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2020 đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân 14 địa phương; công tác phối hợp thuận lợi, nhiều nội dung đã được thực hiện, thúc đẩy du lịch vùng chuyển biến tích cực, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và người dân ở 14 địa phương liên kết; công tác tuyên truyền hiệu quả, bằng nhiều hình thức, tạo sự lan tỏa; sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng; xúc tiếng quảng bá, chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngày càng được nâng lên; việc đầu tư phát triển du lịch được chú trọng.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên một số nội dung phải tạm ngưng hoặc triển khai trong phạm vi nhỏ, đã ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả của một số hoạt động liên kết vùng.Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương đánh giá cao hiệu quả của liên kết hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Mối liên kết, hợp tác này tập trung vào trao đổi thông tin về tình hình phát triển, đầu tư du lịch, quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là xây dựng sản phẩm du lịch. Với sự dẫn dắt của đầu tàu TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành ĐBSCL sẽ có nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đem đến cho du khách những trải nghiệm và sản phẩm mới độc đáo, mang đậm phong cách miền sông nước.Năm 2021 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn cho hoạt động du lịch do dịch bệnh vẫn đang diễn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, Hội đồng vùng sẽ tập trung tổ chức khảo sát 2 tuyến du lịch kết nối TP.Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; tổ chức Tọa đàm góp ý hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ du lịch liên kết; Tổ chức Hội nghị giới thiệu quảng bá du lịch, xây dựng gian hàng chung để quảng bá du lịch Vùng; tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ du lịch; Tổ chức Hội nghị quốc tế về xúc tiến, mời gọi đầu tư và Diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch.Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị, Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp cũng được khai mạc, sáng ngày 23/01/2021 tiếp tục diễn ra Hội nghị giới thiệu sản phẩm du lịch mới, các chính sách hỗ trợ, kích cầu du lịch và các sản phẩm du lịch mới liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2021 với sự tham dự của Tổ giúp việc Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng; Sở Du lịch/Sở VHTTDL; Hiệp hội Du lịch ĐBSCL; Hiệp hội Du lịch 14 tỉnh, thành liên kết vùng; các doanh nghiệp du lịch tiêu biểu và các cơ quan báo chí.Thoả thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 đã được ký kết giữa lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh, thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long năm 2019, gồm 5 nội dung: (1) Trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; (2) Phát triển sản phẩm du lịch ; (3) Quảng bá xúc tiến du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (5) Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Qua đó, tiến hành thành lập Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long do Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch UBND các tỉnh là Cụm trưởng Cụm liên kết phía Tây và Cụm trưởng Cụm liên kết phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch UBND 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long con lại làm Thành viên.(Trần Linh)
VHO- Nhằm đưa chương trình kích cầu du lịch nội địa, khắc phục dịch Covid-19 vào những hoạt động thiết thực, theo phát động của Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam, mới đây, HHDL Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tổ chức hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm phục hồi du lịch và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19. Ngày 1.6, các doanh nghiệp du lịch sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng khai thác dịch vụ du lịch kích cầu nội địa.Các HHDL, doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh hợp tác, kích cầu du lịch ĐBSCLChương trình tập trung ưu tiên khai thác thị trường du lịch nội địa, đặc biệt thu hút khách từ thị trường Hà Nội, TP.HCM đến ĐBSCL; tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, trong đó chú trọng thị trường Đông Nam Á- nơi được dự báo có nhiều tiềm năng phục hồi sớm.Ông Lê Thanh Phong, Phó chủ tịch thường trực HHDL ĐBSCL cho biết: “Ngành Du lịch khu vực ĐBSCL đã lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp thiết thực nhằm hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ VHTTDL phát động và chương trình Kích cầu du lịch nội địa toàn quốc của HHDL Việt Nam. Hiện nay đã có 99 doanh nghiệp du lịch ĐBSCL đăng ký tham gia chương trình với mức giá tour, dịch vụ ưu đãi, giảm từ 20-50% và đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn du lịch”HHDL ĐBSCL cũng vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia chương trình kích cầu, đẩy mạnh khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, nâng cao chất lượng các điểm đến du lịch. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch ĐBSCL về điểm đến an toàn cho du khách; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch trong các sự kiện du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc thù đến các thị trường trọng điểm trong nước.Doanh nghiệp du lịch của TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội đã khảo sát, cam kết tham gia chương trình kích cầu khu vực ĐBSCLVừa qua, Cần Thơ- trung tâm du lịch ĐBSCL đã giới thiệu một số chương trình, dịch vụ du lịch mới trong giai đoạn kích cầu du lịch như: Du lịch đường sông tuyến Cần Thơ – Côn Đảo của tập đoàn Mai Linh; tuyến Cần Thơ – Châu Đốc của Du thuyền Victoria; trải nghiệm làm nông tại Bảo Gia Trang Farm (quận Cái Răng); trải nghiệm cuộc sống tại làng du lịch Thới An Đông (quận Bình Thủy) và một số sản phẩm dịch vụ mới ở Chợ nổi Cái Răng, Làng du lịch Mỹ Khánh, du lịch cộng đồng Cồn Sơn, Khu du lịch sinh thái Lung Cột Cầu...Ông Lê Thanh Phong cho rằng: “Ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế, khách du lịch nội địa sẽ là thị trường mục tiêu của du lịch ĐBSCL. Quan điểm lựa chọn điểm đến của khách du lịch sẽ thay đổi. Lúc này, an toàn là yếu tố quyết định chuyến đi của khách du lịch. Vì thế, công tác đảm bảo an toàn, thực hiện các tiêu chí du lịch an toàn vẫn phải được thực hiện nghiêm túc, không thể lơ là. Nếu việc đảm bảo an toàn được thực hiện tốt với thị trường trong nước cũng sẽ có tác động và tiếng vang nhất định với thị trường quốc tế. Sau này, khi dịch được kiểm soát tốt trên thế giới, du lịch quốc tế được mở lại, dấu ấn Việt Nam an toàn cũng sẽ nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch là rất cấp thiết, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình, quảng bá xúc tiến của ngành Du lịch”.Một trong những đoàn khách nội địa tới Bạc Liêu sau dịch Covid-19Một trong những nội dung quan trọng nhất khi thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa tại ĐBSCL là tập trung truyền thông về các tiêu chí Du lịch Việt Nam an toàn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho khách du lịch và các đối tượng tham gia hoạt động du lịch, trong đó có các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, đơn vị cung cấp dịch vụ và các lực lượng lao động phục vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch.Lãnh đạo HHDL ĐBSCL cũng cho biết: Các tỉnh/ thành phố trong khu vực sẽ tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM) Hà Nội 2020; Hội chợ Du lịch Quốc tế HCM - ITE 2020 và các sự kiện du lịch quốc gia khác để tăng cường công tác truyền thông, xúc tiến thị trường. Tổ chức đoàn roadshow quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường Nhật Bản, trong đó có Hội nghị Xúc tiến du lịch tại thủ đô Tokyo.Các đường bay nội địa đến khu vực ĐBSCL đã dần đông kháchNăm 2021, du lịch ĐBSCL sẽ có các hoạt động điểm nhấn như: VITM Cần Thơ 2021, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ và Liên hoan Đờn ca tài tử năm 2021 tại thành phố Cần Thơ, Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Tuần lễ VHTTDL tỉnh Hậu Giang 2021, Tuần lễ Văn hóa Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Lễ hội Ok-Om-Bok tỉnh Trà Vinh 2021…Để chương trình triển khai hiệu quả, HHDL ĐBSCL sẽ mời HHDL Việt Nam, HHDL TP.HCM vận động hội viên tham gia, có chính sách kích cầu hấp dẫn. Tháng 7.2020, HHDL ĐBSCL sẽ tiếp tục tiến hành liên kết hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch với sự tham gia của 50 doanh nghiệp với các chính sách kích cầu cụ thể.THUÝ HÀ; ảnh HỮU LONG-ANH VŨ
Cụ thể, có 57 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, 36 doanh nghiệp dịch vụ ẩm thực, 25 điểm đến tham quan, 22 doanh nghiệp lữ hành và 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch đăng ký kích cầu du lịch bằng 2 hình thức. Hình thức thứ nhất là giữ giá nhưng tăng chất lượng phục vụ; hình thức hai là giảm giá từ 10-50% dịch vụ, thời gian kích cầu được áp dụng từ nay đến cuối năm 2020.Nhiều giải pháp kích cầu du lịch đã được đưa ra tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch COVID - 19Theo ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch MDTA: Sau thời gian dài đóng băng, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Chính phủ đã cho phép nới lỏng giãn cách xã hội và cho mở cửa hầu hết các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hậu quả của dịch bệnh còn kéo dài, hoạt động du lịch sẽ không thể phục hồi ngay được.Về du lịch quốc tế, do tình hình dịch bệnh trên thế giới chưa được kiểm soát và do yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, người nước ngoài chưa được nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nên khả năng phục hồi thị trường du lịch quốc tế cần phải có thời gian. Du lịch trong nước thì người dân vẫn còn tâm lý lo ngại dịch bệnh, hạn chế đi lại nhất là đi du lịch.Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ VH-TT-DL hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, MDTA tổ chức chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19 để khôi phục hoạt động du lịch, trước tiên là ưu tiên du lịch nội địa, thu hút khách từ các vùng miền đến ĐBSCL tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, trong đó thị trường Đông Nam Á có nhiều tiềm năng phục hồi sớm, nhưng còn phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới..Cầu tre vạn dặm tại Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư xác lập kỷ lục cầu tre dài nhất Việt Nam.Ông Trần Minh Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch An Giang chia sẻ: trong thời gian giãn cách xa hội vì dịch Covid-19, doanh nghiệp rất khó khăn. Dù vậy nhưng vẫn quyết tâm duy trì bộ máy, không để lao động nào mất việc. Trong thời gian tạm ngưng hoạt động mặc dù doanh nghiệp gập vô vàn khó khăn về chi phí thuê đất, lãi suất vay ngân hàng, trả lương nhân viên nhưng doanh nghiệp vẫn mạnh dạng dùng thời gian tạm nghỉ để đầu tư nâng cấp dịch vụ. Nhờ vậy mà Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận xác lập 2 kỷ lục: Khu rừng tràm đẹp nhất, chiếc cầu tre dài nhất Việt Nam.“Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục đầu tư nối dài chiếc cầu này thêm 4.000m nữa để xác lập kỷ lục “chiếc cầu tre dài nhất thế giới. Bên cạnh nâng cấp dịch vụ chúng tôi cũng chủ động giảm 10% giá vé tham quan để kích cầu du lịch”, ông Trí cho biết.Giám đốc Vietravel Tây Nam Bộ - Lê Đình Minh Thy cho biết, nhằm tham gia vực dậy thị trường du lịch, Vietravel Tây Nam Bộ đã chủ động liên kết hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan để xây dựng các tour có giá tốt nhất, với mức giảm lên đến 22%. Nếu như trước đây công ty chỉ chú trọng khai thác khách đoàn thì nay chuyển hướng sang phục vụ khách lẻ, nhóm vài người trong gia đình với các chuyến đi ngắn ngày.Đại diện các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng giới thiệu nhiều sản phẩm, gói tour giảm rất sâu để kích cầu du lịch.Khu du lịch Ông Đề - một trong 10 điểm đến tiêu biểu vừa được MDTA công nhận.Dịp này MDTA cũng đã trao quyết định công nhận cho 10 điểm đến du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL năm 2019 cho 10 doanh nghiệp trên lĩnh vực du lịch.Theo thống kê của các tỉnh, thành phố ĐBSCL, kết quả hoạt động du lịch 4 tháng đầu năm 2020 toàn vùng ĐBSCL so với cùng kỳ 2019 về tổng số khách đến giảm 41,6%, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42%.
(CLO) Hội nghị triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19 vừa diễn ra tại TP.Cần Thơ, với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng khách sạn, khu điểm đến, hàng không, doanh nghiệp du lịch ở ĐBSCL và TP.HCM. Hội nghị do Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chứcHội nghị triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19Theo thống kê của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong 4 tháng đầu năm 2020, du khách đến ĐBSCL giảm 41,6%, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thiệt hại của ngành du lịch ĐBSCL trong thời gian qua là do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 gây nên. Để tìm giải pháp phục hồi ngành du lịch trong bối cảnh "bình thường mới", Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19, tại TP. Cần Thơ, với hơn 150 doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng khách sạn, khu điểm đến, hàng không, doanh nghiệp du lịch các tỉnh, thành ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh tham dự.Ngay từ đầu tháng 5/2020, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp với 27 Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức Hội nghị trực tuyến “Các giải pháp khôi phục du lịch sau Covid-19”, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng trước hết phải khôi phục thị trường du lịch nội địa và tính toán cho thị trường quốc tế trong tương lai. Đó là chọn vùng không dịch bệnh để quảng bá cho du khách, chọn du lịch biển, du lịch sinh thái, ẩm thực, nghỉ dưỡng cho du khách... Không đi xuyên Việt mà chỉ đến vùng này hoặc vùng kia, kéo dài thời gian tham quan, nghỉ dưỡng mà ít di chuyển. Tổ chức các Famtrip, Presstrip khảo sát chọn lựa các sản phẩm du lịch quảng bá mời gọi du khách… Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đã chọn ĐBSCL là vùng an toàn không dịch, có nhiều tiềm năng du lịch, một vùng rất đẹp để mở đầu cho chương trình kích cầu du lịch nội địa quốc gia.Miệt vườn sông nước Mekong luôn là điểm đến hấp dẫn du kháchTại Hội nghị “Triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19” vừa mới tổ chức tại Cần Thơ, ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, nhận định: “Ngay sau khi hết dịch Covid-19, khách du lịch nội địa sẽ là thị trường mục tiêu của du lịch ĐBSCL. Sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch sẽ thay đổi. “Du lịch an toàn” sẽ là tiêu chí ưu tiên hàng đầu đối với du khách. Cho nên công tác truyền thông với chủ đề “Du lịch an toàn” trong thực hiện kích cầu du lịch là vấn đề quan trọng, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch, góp phần thu hút khách du lịch nội địa đến ĐBSCL ngày càng đông. Khi việc mở lại các đường bay còn hạn chế, khả năng du khách sẽ đến ĐBSCL bằng đường bộ, đặc biệt là các phương tiện cá nhân. Vì thế, thị trường khách du lịch nội địa của ĐBSCL có thể chỉ là TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trở vào…”Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết “Chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19” đã có 100 doanh nghiệp của 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia. Đó là các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… giảm giá từ 10-50%. Chương trình kích cầu được triển khai khắp các tỉnh, thành ĐBSCL, trong đó, ưu tiên hợp tác, liên kết với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm cụm phía Đông, phía Tây (TP.Cần Thơ, Kiên Giang, Phú Quốc, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang…) làm trọng điểm, phát huy vai trò các điểm du lịch tiêu biểu và hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng chất sản phẩm du lịch có tính an toàn, hấp dẫn để kích thích nhu cầu du lịch của du khách…Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12/2020. Mục tiêu là ngành du lịch phải thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch vừa phục hồi thị trường; khôi phục hoạt động du lịch, thu hút khách đến ĐBSCL; góp phần giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động nhất là việc làm cho người lao động bị mất việc vì dịch bênh Covid-19; tạo điều kiện tốt nhất và đảm bảo an toàn về phòng chống dịch Covid-19 cho du khách tham quan du lịch.Theo các hãng lữ hành yếu tố hàng đầu hấp dẫn du khách hiện nay không chỉ là sản phẩm dịch vụ tốt mà là “Du lịch an toàn”. Bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Cần Thơ, cho rằng yếu tố hấp dẫn du khách hàng đầu sau dịch Covid-19 là “an toàn”. Xu hướng khách đi theo nhóm nhỏ là gia đình hay giới trẻ. Để kích cầu đối tượng du khách này, phải có mức giá ưu đãi, chi phí hợp lý, vận tải hàng không, đường bộ không chỉ cần giảm giá mà có thể giữ nguyên giá nhưng gia tăng chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp lữ hành không thể nào thực hiện giảm giá 20-40% nếu không có sự chung sức của các điểm lưu trú, ăn uống, tham quan, vận chuyển…Ông Trịnh Công Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bạc Liêu, cho biết du lịch Bạc Liêu cũng như du lịch các tỉnh, thành ĐBSCL gặp phải nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp du lịch lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, tình trạng hủy tour lên đến 60-80%, cá biệt trong tháng 4 du lịch gần như “tê liệt”, tăng trưởng “bằng 0 hoặc âm”. Theo ông Trịnh Công Vinh, bên cạnh thực hiện các giải pháp kích cầu, các địa phương sớm có giải pháp làm mới, nâng cấp, bổ sung thêm sản phẩm du lịch để thu hút du khách. “Theo như tôi được biết, các cơ quan chức năng của Bạc Liêu đang xúc tiến đầu tư mới các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại huyện Hồng Dân, huyện Phước Long để hình thành thêm tuyến du lịch mới Quản lộ Phụng Hiệp-Cà Mau, kết nối từ Cần Thơ đến Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, cũng như kết nối với Kiên Gang. Nếu như về với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, du khách sẽ trải nghiệm sản phầm miệt vườn sông nước, thì về Hồng Dân, Phước Long du khách sẽ trải nghiệm sản phẩm du lịch miệt đồng quê…” Ông Trịnh Công Vinh, nói.Các tỉnh, thành ĐBSCL cũng cho rằng sau dịch Covid-19, để du lịch ĐBSCL hấp dẫn du khách không chỉ kích cầu giảm giá mà còn cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời làm mới sản phẩm để thu hút du khách. Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ, cho biết TP. Cần Thơ đang có nhiều sản phẩm mới như tại du lịch cộng đồng Cồn Sơn với sản phẩm Cồn Sơn ngày mới, Làng du lịch Mỹ Khánh với mô hình chợ nổi…, du lịch đường sông, đường biển như khai trương tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo (Tập đoàn Mai Linh), Cần Thơ-Châu Đốc (Du thuyền Victoria)…Khách du lịch nội địa đã bắt đầu quay trở lại TP.Cần ThơHàng không ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19 gây ra nay đang nỗ lực tích cực tham gia chương trình kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Các hãng hàng không đang nối lại các chuyến bay nội địa, với giá khuyến mãi hấp dẫn du khách như giá vé khứ hồi Cần Thơ-Hà Nội chỉ khoảng 1.020.000 đồng - 1.500.000 đồng. Ông Đặng Minh Việt, Trưởng chi nhánh Vietnam Airline Cần Thơ, cho biết từ 27/4 Vietnam Airline (VNA) đã khai thác trở lại đường bay Cần Thơ - Hà Nội với tần suất 3 chuyến/ngày; từ ngày 12/6, khai thác trở lại tuyến Cần Thơ-Đà Nẵng với tần suất 1 chuyến/ngày. Giá khách lẻ: Cần Thơ - Hà Nội từ 810.000 đống/lượt (gồm thuế, phí), Cần Thơ - Đà Nẵng từ 700.000 đồng/lượt (gồm thuế, phí). Để góp phần kích cầu du lịch ĐBSCL, trong tháng 6,VNA sẽ khai trương nhiều đường bay mới như: Cần Thơ-Hải Phòng, Cần Thơ - Vinh, Cần Thơ - Buôn Ma Thuột, Hải Phòng - Phú Quốc…Với sự chung tay vào cuộc kích cầu du lịch ĐBSCL “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” của các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn, điểm đến, cùng các hãng lữ hành, hàng không… Chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19 đã khởi động, hy vọng ĐBSCL - điểm đến an toàn, cùng với tài nguyên du lịch sông nước, miệt vườn, phong cảnh hữu tình sẽ hấp dẫn du khách, ngành du lịch ĐBSL sẽ hồi sinh mạnh mẽ hơn.Huỳnh Biển
Có hơn 150 doanh nghiệp ở cả 3 miền đất nước đại diện cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã tham gia phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc.Các đại biểu nhấn nút phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc. Ảnh: HẢI DƯƠNGNgày 16-5, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cần Thơ tổ chức lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc.Chương trình nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch nội địa trên toàn quốc, cũng như chuẩn bị sẵn sàng khôi phục hoạt động du lịch quốc tế khi Chính phủ cho phép. Theo đó, chương trình kêu gọi các doanh nghiệp du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu mới, độc đáo, dịch vụ có giá thấp và khuyến mãi các dịch vụ du lịch phục vụ du khách tham gia chương trình trên nguyên tắc: đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ và giữ giá nhưng tăng thêm dịch vụ cho du khách.Một góc bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: HẢI DƯƠNGPhát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết có hơn 150 doanh nghiệp ở cả 3 miền đất nước đại diện cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã tham gia sự kiện này.“Điều này thể hiện sự quyết tâm phục hồi các hoạt động du lịch, trước mắt là du lịch nội địa để từng bước đưa du lịch Việt Nam trở lại nhịp độ tăng trưởng như 4 năm qua, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thể hiện sự tin tưởng vào công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 song hành cùng khôi phục kinh tế của Đảng và Chính phủ” - ông Bình nhận định.Chương trình được diễn ra từ nay đến hết năm 2020. Trong khuôn khổ sự kiện, ngày 19-5 tới sẽ có buổi tọa đàm tại Phú Quốc để đánh giá khả năng Chương trình kích cầu du lịch cho đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam đã cơ bản khống chế được Covid-19 và đang bước sang giai đoạn vừa phòng chống dịch bệnh, vừa khôi phục kinh tế. Chính vì thế, sự kiện Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Vietnam Airlines phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2020 là một bước đi đúng đắn.Hiện nay, Thủ tướng chính phủ yêu cầu các cơ quan hữu quan tiếp tục ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài và trước mắt, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Chính vì thế, mục tiêu của chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc 2020 là kêu gọi các doanh nghiệp du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu mới, độc đáo, dịch vụ có giá thấp và khuyến mại các dịch vụ du lịch phục vụ du khách tham gia chương trình trên nguyên tắc: đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ và giữ giá nhưng tăng thêm dịch vụ cho du khách.Nghi thức bấm nút khởi động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020Đây là cũng là dịp các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thể hiện sự quan tâm và chăm sóc khách hàng một cách kỹ lưỡng hơn. Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại cho các đơn vị lữ hành, các cơ sở lưu trú… đồng thời cũng là bài toán khó giải để thử thách những đơn vị này. Thông qua các chương trình kích cầu du lịch, khách hàng sẽ đánh giá chính xác nhất năng lực và chất lượng của các doanh nghiệp.Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ảnh hưởng bởi Covid-19 khiến doanh thu ngành du lịch của địa phương giảm hơn 73% so với cùng kỳThành phố Cần Thơ, địa điểm tổ chức chương trình phát động kích cầu du lịch nội địa toàn quốc cũng đã thể hiện tinh thần quyết tâm, sát cánh cùng các tỉnh thành khác trong cả nước thực hiện mục tiêu khôi phục du lịch. Trong 4 tháng đầu năm 2020, kết quả kinh doanh du lịch của Cần Thơ sụt giảm đáng kể. Cụ thể, số lượt khách lưu trú giảm hơn 71%, doanh thu giảm hơn 73% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, khẳng định: "Với 285 cơ sở lưu trú du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú, nghĩ dưỡng cho đông đảo du khách trong và ngoài nước, Cần Thơ quyết tâm sớm phục hồi du lịch trong thời gian ngắn nhất, có thể ngay trong năm nay. Với Cần Thơ, thị trường nội địa chiếm tới hơn 66%, còn lại là thị trường khách quốc tế và đây cũng là một điều kiện thuận lợi đối với thành phố".Tại lễ phát động kích cầu du lịch nội địa toàn quốc, bà Nguyễn Thị Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch TPHCM, nhấn mạnh: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, do đó, việc quảng bá xúc tiến điểm đến với du khách trong nước cần được chú trọng hơn. Bên cạnh đó, để chương trình kích cầu phát huy hiệu quả, ngành du lịch các địa phương cần có những chính sách ưu đãi hợp lý, thỏa đáng để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách về với vùng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có thỏa thuận cụ thể về những chính sách cam kết.Các đại biểu tham dự chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020Bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định, Giám đốc Công ty Goldenlife Travel, nhận định: "Do ảnh hưởng của Covid-19, mùa du lịch năm nay bị ngắn lại, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết mình để lấy lại phong độ, mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn. Khách du lịch hiện tại có thái độ chờ đợi và họ cần sự quan tâm kỹ lưỡng, chất lượng từ các doanh nghiệp".Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Chủ tịch HĐQT CTCP Hòa Giang Phú Quốc (trái) giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc cho các đại biểu tham dự chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốcSau lễ phát động kích cầu du lịch nội địa toàn quốc 2020, hơn 150 doanh nghiệp lữ hành sẽ đi khảo sát các sản phẩm dịch vụ du lịch an toàn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang để cho ra được những gói sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất để phục vụ du khách.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệmMặc dù là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất do dịch Covid-19 gây ra, nhưng du lịch lại là ngành có khả năng khôi phục nhanh, góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng khôi phục và phát triển. Hy vọng rằng du lịch Việt Nam sẽ sớm trở lại, đạt được đà tăng trưởng như 4 năm qua và tiếp tục trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Sáng ngày 16/5/2020, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp cùng Vietnam Airlines chính thức tổ chức phát động Chương trình “Kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020”. Mục tiêu lễ phát động nhằm khởi động trở lại, với nhiều chương trình kích cầu hấp dẫn được xây dựng với mục tiêu lấy thị trường nội địa làm trọng điểm. SÁNG NGÀY 16/5/2020, TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, HIỆP HỘI DU LỊCH VIỆT NAM PHỐI HỢP CÙNG VIETNAM AIRLINES CHÍNH THỨC TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH “KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA TOÀN QUỐC NĂM 2020”. MỤC TIÊU LỄ PHÁT ĐỘNG NHẰM KHỞI ĐỘNG TRỞ LẠI, VỚI NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH KÍCH CẦU HẤP DẪN ĐƯỢC XÂY DỰNG VỚI MỤC TIÊU LẤY THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA LÀM TRỌNG ĐIỂM.Tại lễ phát động chương trình, ông Vũ Thế Bình – Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết mặc dù, là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất do dịch COVID-19 gây ra nhưng ngành du lịch lại là ngành có khả năng khôi phục nhanh, góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng khôi phục và phát triển.Theo ông Bình, hiện nay Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19. Hiệp hội Du lịch Việt Nam chọn TP.Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là địa điểm phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc. Đây cũng là điểm khởi đầu cho công cuộc khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cả nước sau đại dịch COVID-19.Chương trình kích cầu du lịch triển khai gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 15/5/2020 đến ngày 15/7/2020, giai đoạn 2 từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020 với phạm vi triển khai trên phạm vi cả nước theo nguyên tắc bảo đảm an toàn cho khách du lịch, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ và giữ giá nhưng tăng thêm dịch vụ cho khách du lịch.Còn theo ông Đặng Minh Việt – Trưởng chi nhánh Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines tại TP. Cần Thơ, ngành hàng không và du lịch có mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau. Sự khởi sắc của du lịch sẽ là tiền đề quan trọng để ngành hàng không khôi phục hoạt động. Chính vì vậy, Vietnam Airlines đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các công ty lữ hành có uy tín như: HanoiTourist, Saigontourist, Vietrans Tour, Vietravel, Redtour xây dựng sản phẩm tour ưu đãi giảm tối đa 40% giá vé khi đi theo nhóm tối thiểu 6 người. Hiện nay, Vietnam Arilines đang khai thác trên 200 chuyến bay mỗi ngày. Riêng trong tháng 5, hãng sẽ mở thêm 5 đường bay nội địa để chuẩn bị cho cao điểm du lịch hè.Ông Dương Tấn Hiển , Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2020, tình hình kinh doanh hoạt động du lịch của TP. Cần Thơ bị sụt giảm sâu, số lượng khách lưu trú giảm 71,5% và doanh thu đã giảm 73,3% so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới hiện đang diễn biến rất phức tạp nên thị trường du lịch quốc tế chưa thể phục hồi được. Vì vậy, thị trường du lịch nội địa trong nước sẽ được quan tâm và công việc kích cầu du lịch là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm từng bước phục hồi du lịch sau dịch bệnh.Được biết, nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch COVID-19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749 phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Thời gian thực hiện chương trình là từ ngày 1/6 đến ngày 31/12/2020.Các nhiệm vụ chính trong chương trình này gồm: đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; các địa phương mở cửa lại du lịch, bảo đảm an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch xây dựng, triển khai các gói kích cầu như: giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo ưu đãi, cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ. Ngoài ra, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý góp phần giảm giá thành, tăng tính hấp dẫn các gói kích cầu du lịch.Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xây dựng các chương trình kích cầu, khuyến mại, giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, thông báo về dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch, đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ du khách.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch xem xét đưa ra chính sách giảm giá vé, cùng doanh nghiệp du lịch, các điểm đến xây dựng chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng với giá ưu đãi, đồng thời, thực hiện tuyên truyền và bảo đảm an toàn cho hành khách. ( Nguồn: thế giới môi trường)
Thực hiện nói lỏng các hạn chế, Sở Du lịch đã ban hành văn bản số 182/SDL-QLDL về việc tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch.Theo đó, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế địa phương đối với khách du lịch, cán bộ công nhân viên, hướng dẫn viên và người lao động tại đơn vị;Cơ sở lưu trú du lịch có dịch vụ ăn uống yều cầu du khách sát khuẩn tay; được tổ chức các sự kiện nhưng yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay;Các phương tiện vận chuyển khách du lịch được phép vận chuyển đủ tải theo số lượng đã đăng ký, đăng kiểm, nhưng du khách phải đeo khẩu trang; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành giao thông để đảm bảo an toàn cho du khách; Các khu vui chơi giải trí, khu, điểm du lịch trang bị phòng hộ cho nhân viên; đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở;Các dịch vụ xông hơi, massage, Spa, quầy bar, phòng tập gym trong các cơ sở lưu trú du lịch được phép hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.Tuy nhiên, dịch vụ Karaoke và Vũ trường trong các cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới;(Trần Linh)